Bật mí về thị giác Trẻ Sơ Sinh

bật mí về thị giác trẻ sơ sinh

Thế giới xung quanh là khoảng trời mới mẻ và tuyệt vời đối với một em bé nhỏ. Có rất nhiều kỹ năng mới mà bé cần học. Khi bé bắt đầu nói, ngồi dậy và tập đi, bé cũng sẽ học cách sử dụng hoàn toàn đôi mắt của mình.

Trẻ sơ sinh được sinh ra với đầy đủ khả năng thị giác để nhìn các đồ vật và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể nhìn xa , chỉ có thể nhìn xa khoảng 20 đến 40 cm.

Bé thích nhìn khuôn mặt hơn các hình dạng và đồ vật khác. Bé “chuộng” nhìn các hình tròn có viền sáng và tối, chẳng hạn như đôi mắt của người đối diện.

Ngay sau khi sinh ra, một em bé chỉ nhìn thấy hai màu đen và trắng, với các sắc thái xám. Trải qua nhiều tháng, chúng sẽ từ từ bắt đầu phát triển thị giác màu sắc trong vòng 4 tháng.

Bạn sẽ nhận ra được thị giác của trẻ thực sự đang phát triển khi bạn thấy trẻ dán chặt vào mặt và mắt của bạn, đặc biệt là trong khi bú (cho ăn), khi mặt bạn chỉ cách mặt bé khoảng 30 cm.

Khi nào cần lo lắng về thị lực và đưa bé đến bác sĩ kiểm tra:

– Trong tháng đầu sau sanh, nếu em bé của bạn dường như không bao giờ nhìn cố định vào các đồ vật cách đó khoảng một bước chân, đặc biệt là khuôn mặt của bạn.

– Khi được 3-4 tháng, nếu bé vẫn nhìn “chéo mắt” (mắt trái và mắt phải dường như đang nhìn về các hướng khác nhau), đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về thị giác hoặc cơ mắt.

Đôi mắt của bé sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin về thế giới xung quanh khi bé lớn lên. Thị lực đang phát triển sẽ giúp bé học cách đi, lăn, cầm nắm, bò và ngồi. Để hiểu thế giới xung quanh và tương tác với nó một cách thích hợp, bé cần học cách sử dụng thông tin hình ảnh mà mắt chúng gửi đến não.

Nguồn: www.webmd.com

BS. Nooch Tuấn Lộc, chuyên khoa Nhi – Sơ sinh, BV Phương Châu Sa Đéc

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn