Bướu giáp đa nhân có nguy hiểm không?

Bướu giáp đa nhân có nguy hiểm không

Trong tuần vừa qua, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nữ N.T (45 tuổi). Bệnh nhân vào viện với khối to vùng cổ bên phải, gây nghẹn khi nuốt, ăn uống khó khăn. Sau thăm khám và chỉ định cận lâm sàng, kết quả cho thấy bệnh nhân mắc bướu giáp đa nhân hai thùy và cần phải phẫu thuật cắt tuyến giáp gần toàn phần. Vậy nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin nhé!

Bướu giáp đa nhân

Bệnh bướu giáp đa nhân là gì?

Tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ có dạng hình bướm nằm ở cổ. Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái) kết nối ở eo giữa, phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, giữ chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hormone điều hành quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bệnh bướu giáp đa nhân là tình trạng xuất hiện nhiều nhân trong lòng tuyến giáp.

Bướu giáp có 2 dạng:

  • Bướu giáp 1 nhân: gọi là bướu giáp nhân đơn độc
  • Bướu giáp từ 2 nhân trở lên: gọi là bướu giáp đa nhân

Nguyên nhân của bướu giáp đa nhân

Bệnh bướu giáp đa nhân hiện chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng bệnh là:

  • Thiếu hụt i-ốt trong khẩu phần ăn
  • Yếu tố di truyền: nếu một người có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác
  • Môi trường sống: tiếp xúc với các tia phóng xạ hoặc đã từng xạ trị.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới.

Bướu giáp đa nhân có nguy hiểm không?

Bướu giáp đa nhân đa số là lành tính và rất hiếm khi tiến triển thành ung thư. Vì vậy, bệnh nhân không cần quá lo lắng khi mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không được chủ quan vì một số lý do sau đây:

  • Bướu to sẽ chèn ép lên khí quản gây mệt mỏi, khó thở.
  • Bướu to sẽ chèn lên khí quản gây khó nuốt, có cảm giác mắc thức ăn ở cổ.
  • Bướu to sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ gây phù cổ, phù mặt, lồng ngực căng phồng.
  • Gây vướng víu ở cổ, bướu to gây mất thẩm mỹ

Phương pháp điều trị 

Nếu bướu có kích thước nhỏ, không gây mất cân bằng hormone tuyến giáp, không gây ảnh hưởng xung quanh thì có thể trì hoãn. Bệnh nhân không cần can thiệp nhưng nên lên lịch khám sức khỏe tầm soát định kỳ.

Nếu bướu có kích thước to, gây ảnh hưởng nhiều thì cần can thiệp phẫu thuật tuyến giáp. Có thể dùng phương pháp mổ hở hoặc nội soi để bóc tách lấy nhân giáp ra.

Trong tổng số người mắc bệnh, có từ 20% – 60% các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán. Đây là lý do Phương Châu Sa Đéc cho ra đời các Gói tầm soát sức khỏe định kỳ. Từ đó, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và sẽ có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Quý khách có thể liên hê Hotline 1900 54 54 66 (ấn phím 2) để được tư vấn thêm thông tin.

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn