CÁC BỆNH LÀNH TÍNH THƯỜNG GẶP Ở VÚ

 

 

 

 

 

Bệnh vú lành tính là những bệnh không phải ung thư ở vú. Các bệnh này thường tự khỏi hoặc dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh vú lành tính có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú trong tương lai. Cùng bác sĩ phụ khoa Phương Châu tìm hiểu thêm về các bệnh lý này trong bài viết sau đây.

1. ĐAU VÚ

* Có hai loại đau vú:

Đau vú có chu kỳ và đau vú không theo chu kỳ. Theo chu kỳ có nghĩa là cơn đau xảy ra một cách đều đặn. Không theo chu kỳ có nghĩa là cơn đau diễn ra liên tục hoặc không theo chu kỳ. Mỗi loại đau vú có những đặc điểm riêng biệt:

Đặc điểm đau vú
Đau vú có chu kỳ Đau vú không theo chu kỳ
  • Liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ngực cảm thấy căng tức, nhạy cảm hơn hoặc đau trước kỳ  kinh nguyệt.
  • Các dấu hiệu biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai kết hợp hoặc liệu pháp hormone sau mãn kinh.
  • Không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xảy ra ở một vùng cụ thể ở một bên vú .
  • Nguyên nhân: chấn thương vú, nhiễm trùng ở vú, dùng thuốc hoặc kích thước vú lớn. Hiếm khi, đau vú không theo chu kỳ do ung thư vú.

* Điều trị đau vú:

– Đối với cơn đau vú theo chu kỳ:

  • Mặc áo ngực vừa vặn
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai kết hợp thì việc dùng liên tục có thể cải thiện triệu chứng đau vú. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Đau vú không theo chu kỳ: Cần được thăm khám và chẩn đoán đúng để có hướng điều trị phù hợp.

* Bài viết liên quan: Các bước kiểm tra tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư vú

2. KHỐI U LÀNH TÍNH

nang-vu-tren-nhu-anh

Hình ảnh nang vú trên nhũ ảnh

 

Có nhiều loại u vú lành tính khác nhau. Nhìn chung, khối u lành tính ở vú được chia thành ba loại:

– Tổn thương không tăng: Loại khối u có các tế bào bình thường.

  • U nang: Các u nang thường nhỏ và tự biến mất hoặc có thể được chọc hút bằng kim.
  • U xơ vú: thường tự thu nhỏ hoặc tự biến mất, cũng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nếu chúng lớn hoặc tiếp tục phát triển.

– Tổn thương tăng sinh mà không có tế bào không điển hình: có sự gia tăng về số lượng tế bào nhưng các tế bào này vẫn bình thường. Nguy cơ ung thư vú tăng nhẹ theo thời gian đối với loại u vú này. Chúng thường được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng cũng có thể theo dõi định kỳ nếu chúng không tiến triển thêm nữa.

– Tăng sản không điển hình: là tình trạng các tế bào đang tăng số lượng và không bình thường dưới kính hiển vi. Tình trạng này làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai nên cần theo dõi chặt chẽ. Nên phẫu thuật cắt u và mô quanh u để loại các tế bào không điển hình này và cả các tế bào lành tính xung quanh.

3. VIÊM VÚ

benh-o-vu

Viêm vú là tình trạng mô vú bị nhiễm trùng. Nguyên nhân thường gặp nhiều nhất là do tắc ống dẫn sữa ở phụ nữ cho con bú.

– Biểu hiện viêm vú:

  • Vú sưng, nóng, đỏ, đau ở một vùng cụ thể.
  • Có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm  như sốt, đau nhức và mệt mỏi.

– Điều trị viêm vú:

  • Kháng sinh: sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Nếu phụ nữ đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng kháng sinh này an toàn cho trẻ.
  • Điều trị kết hợp chườm ấm để giảm đau.

4. TIẾT DỊCH NÚM VÚ

Vú tiết dịch ở cả 2 bên khi bóp vào vú hoặc núm vú. Dịch chảy ra thường có màu trắng sữa hoặc xanh lá. Cần lưu ý nhiều hơn các trường hợp dịch tiết có máu hoặc trong suốt.

Nguyên nhân gây tiết dịch ở vú:

  • Trong thời kỳ mang thai, tiết dịch ở núm vú là bình thường vì vú chuẩn bị để sản xuất sữa.
  • Ở phụ nữ không mang thai, có thể do thay đổi nội tiết ví dụ như sử dụng một số loại thuốc gây tiết dịch ở núm vú. Nếu có tình trạng tiết dịch ở núm vú, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra.

5. THAY ĐỔI DA Ở VÙNG VÚ

Bệnh vẩy nến và bệnh chàm có thể là nguyên nhân làm thay đổi da vùng vú. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm nấm ở các nếp gấp da dưới vú, thường gặp ở người phụ nữ có bộ ngực lớn.

Các dấu hiệu thay đổi da vùng vú làm tăng nguy cơ ung thư cần được lưu ý:

  • Da vú đỏ, nóng, da bị lõm xuống và loét (mụn nước nhỏ, đỏ, đau).
  • Núm vú đóng vảy, tróc vảy hay vú thay đổi hình dạng.

Bất kì tổn thương nào ở “đôi gò bồng đảo” dù có nguy hiểm hay không cũng sẽ làm cho các chị em mình bất an, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì thế, khi có những bất thường trên, các chị em nên chủ động thăm khám ở những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị để được chẩn đoán đúng bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.

Là phụ nữ hãy yêu thương và trân quý sức khỏe của bản thân các chị em nhé. Phương Châu luôn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe và chia sẻ những tâm tư thầm kín của chị em.

————-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.acog.org/womens-health/faqs/benign-breast-problems-and-conditions

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn