Các Bí Kiếp Để Bảo Vệ Con Trong Mùa Lạnh

các bí kíp để bảo vệ con trong mùa lạnh

Mẹ ơi gió đông gần kề, mẹ nhớ nằm lòng CÁC BÍ KÍP ĐỂ BẢO VỆ CON TRONG MÙA LẠNH

Thời tiết miền nam từ tháng 6 đến cuối năm thường lạnh, ẩm, mưa thất thường. Các mầm bệnh hô hấp cũng từ đó mà phát triển và lây lan, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Các mẹ phải làm gì để bảo vệ bé yêu khi thời tiết chuyển mùa?

Vì một “mùa đông không ốm”, cùng nghe Bác sĩ Nhi khoa Phương Châu Sa Đéc chia sẻ các kiến thức cần có trong hành trình chăm sóc bé cưng các mẹ nha.

1. Nhận biết trẻ bị sốt

Nhận biết trẻ bị sốt

Nếu mẹ thấy trẻ ít vui vẻ hơn ngày thường, hơi “nhõng nhẽo” , hãy sờ lưng bàn tay mình vào trán, cổ và lưng bé. Nếu thấy nóng, mẹ hãy đặt nhiệt kế. Nếu nhiệt độ ở nách trên 38oC là trẻ bị sốt.

Mẹ cho bé uống hoặc nhét hậu môn thuốc hạ sốt (liều 10-15mg/kg/ lần) khi nhiệt độ hơn 38°C và lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ sốt lại. Mẹ hãy nhớ: Miếng dán hạ sốt không thay được cho thuốc hạ sốt đâu. Sau đó mẹ đưa bé đến bệnh viện để khám và tìm nguyên nhân gây sốt cho bé nha

2. Thuộc số lần thở nhanh theo từng độ tuổi

số lần thở nhanh

Viêm phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ, bất kể do vi-rút hay vi khuẩn gây ra. Khi bé có dấu hiệu sốt và ho, ba mẹ lập tức đếm nhịp thở của con. Khi bé có dấu hiệu thở nhanh có nghĩa bé có biểu hiện của viêm phổi. Ba mẹ PHẢI THUỘC số tần số thở theo tuổi bé để nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện mà không chần chừ hay tìm kiếm thông tin trên mạng.

3. Nhớ kỹ các dấu hiệu bé bị mất nước

dấu hiệu trẻ bị mất nước

Khi bé bị ói hay tiêu chảy, bé rất dễ bị mất nước. Một trong những nguyên nhân làm bệnh trở nặng là bé bị mất nước nhưng không được bù nước kịp thời.

Các dấu hiệu mất nước dễ nhận biết nhất là: mắt trũng, môi khô, thóp trũng, khóc không nước mắt, tiểu ít. Khi véo da bụng bé, nếp véo da chậm trả về vị trí ban đầu. Nếu mẹ lấy 1 ly nước , cho bé uống từng muỗng thì bé uống rất háo hức.

Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ ngay lập tức cho bé uống nước biển khô (Oresol) để bù nước và đưa trẻ đi khám.

4. Rửa mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, phản ứng tự nhiên thường gặp là sổ mũi. Biểu hiện nặng hơn

là dịch mũi, đàm nhớt có màu vàng đặc, xanh. Khi đó, mẹ cần nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% và giữ thông thoáng mũi cho bé, tránh tắt mũi nhiều dễ dẫn đến viêm tai giữa.

Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé sốt, ho có đàm trên 48 giờ liên tục.

5. Nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời

dấu hiệu trẻ trở nặng

Trẻ có thể bệnh rất nặng nếu có một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân sau đây:

  • Trẻ li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ nôn tất cả mọi thứ.
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ co giật.
  • Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực hoặc thở rít.

Chúc các bà mẹ ngày càng thông thái và có hiểu biết để chăm con thật tốt!

Tổng đài 1900 54 54 66 (phím 2) sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ những thông tin cần thiết

Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn