Trĩ là căn bệnh “khó nói”, phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở cả nam và nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng về sau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sung, phồng lên do liên tục do chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh hậu môn bị chèn ép nhiều. Nhắc đến bệnh trĩ, đa số bệnh nhân cảm thấy xấu hổ hơn là lo ngại về biến chứng của bệnh. Đó là lý do bệnh nhân thường chỉ đến gặp bác sĩ ở giai đoạn quá muộn.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện muộn:
– Bệnh trĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng thường không quá nặng. Điều đó làm bệnh nhân ít quan tâm hoặc bỏ qua.
– Trĩ nằm ở vùng nhạy cảm, kín đáo nên có rất nhiều bệnh nhân e ngại khi đi thăm khám hay tư vấn, nhất là phụ nữ
Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:
– Trĩ nội: nằm bên trong trực tràng, thường không gây khó chịu nên người bệnh không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:
- Trĩ độ 1, 2: người bệnh có thể cảm thấy đau, chảy máu khi đại tiện, ngứa và ướt viêm xung quanh hậu môn, búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co lại
- Trĩ độ 3, 4: búi trĩ phình to, thường xuyên bị sa ra ngoài. Búi quá mức có thể gây tắc mạch, áp xe hậu môn hoặc bị nhiễm trùng, xuất huyết
– Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ngoài hậu môn. Người bệnh có thể sờ được và khó tránh khỏi cảm giác đau hoặc ngứa tại đây.
– Trĩ hỗn hợp: vừa xuất hiện dấu hiệu của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tức là trĩ vừa xuất hiện bên trong trực tràng và ngoài hậu môn.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Trong đó có những nguyên nhân do chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà bạn không ngờ đến.
– Do thói quen: đi cầu lâu, ăn uống thiếu khoa học, dùng nhiều rượu bia, chất kích thích, ít vận động
– Do tính chất công việc: một số công việc phải ngồi nhiều hay đứng lâu
– Do nguyên nhân khác: táo bón, tiêu chảy kéo dài, thừa cân, béo phì, mang thai, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn hoặc ảnh hưởng từ bệnh khác cũng làm tăng tần suất bệnh trĩ
3. Dấu hiệu nhận biết
– Đi đại tiện khó, ra máu
– Ngứa ở hậu môn, khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa
– Đau rát hậu môn
– Có khối nhô lên, sưng to vùng hậu môn
– Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn
4. Các phương pháp điều trị
Tùy vào từng giai đoạn của trĩ mà có những phương pháp điều trị khác nhau:
– Điều trị nội khoa và thủ thuật: chế độ ăn uống khoa học, dùng thuốc, chích xơ, thắt vòng cao su, triệt mạch máu dưới hướng dẫn siêu âm, quang đông hồng ngoại,…
– Phẫu thuật: phẫu thuật cắt trĩ kinh điển, khâu treo triệt mạch, sử dụng máy khâu cắt trĩ
– Phẫu thuật cắt trĩ Longo:
- Thời gian phẫu thuật ngắn, xuất viện sớm
- Ít đau sau phẫu thuật
- Giảm tai biến và biến chứng
- Phục hồi sớm và trở lại sinh hoạt bình thường
- Vết thương dễ chăm sóc sau phẫu thuật
- Giảm tỷ lệ tái phát
- Thẩm mỹ
5. Các biện pháp phòng ngừa
– Thay đổi lối sống:
- Thay đổi tư thế làm việc: không đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh: tập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ cố định, không ngồi quá lâu và không cố rặn quá nhanh
– Thay đổi chế độ ăn uống: ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, không ăn nhiều đồ cay, không dùng chất kích thích
– Thường xuyên tập thể dục: lựa chọn bài tập phù hợp, không tập quá sức
Phương Châu Sa Đéc luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn, thận trọng trong quá trình thăm khám và ra quyết định nhanh chóng, kịp thời trong từng trường hợp. Bên cạnh đó, các y bác sĩ sẵn sàng cùng đồng hành, săn sóc, quan tâm đến những điều nhỏ nhất giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý e ngại trong hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.
☎ Tổng đài 1900 54 54 66 (ấn phím 2) sẵn sàng hỗ trợ gia đình các thông tin cần thiết.