NGHÉN KHI MANG THAI, GIẢI TOẢ NHỮNG LO LẮNG CÙNG MẸ BẦU

nghén khi mang thai giải tỏa những lo lắng cùng mẹ bầu

BS. Trần Quốc Huy, chuyên khoa Sản Phụ, Tập Đoàn Y Tế Phương Châu

Buồn nôn và nôn (Nghén) thường xuất hiện khi nào?

Nghén là một tình trạng phổ biến, thường xuất hiện trước tuần thứ 9 và có thể kéo dài đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Nghén thường không ảnh hưởng đến thai, nhưng nó sẽ gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

Một số mẹ bầu có thể sẽ gặp tình trạng nghén một vài lần trong ngày, trong trường hợp nặng, nghén sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ và thăm khám?

Mẹ bầu sẽ phải cần gặp bác sĩ thăm khám khi các triệu chứng nghén ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày khiến mẹ bầu lo lắng.

Nghén nặng được chẩn đoán khi thai phụ tụt 5% cân nặng so với trước khi mang thai, đồng thời xuất hiện các triệu chứng của mất nước (tỷ lệ thường gặp chiếm 3%).

khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám

Mẹ bầu có thể nhận biết các triệu chứng của mất nước như sau:

  • Nước tiểu ít, sậm màu
  • Không thể đi tiểu
  • Choáng, chóng mặt khi đứng dậy
  • Tim đập nhanh…

Những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến nghén nặng ở mẹ bầu?

  • Mang đa thai
  • Tiền sử mang thai lần trước có nghén từ trung bình đến nặng
  • Mẹ hoặc chị/em gái nghén khi mang thai (yếu tố di truyền)
  • Say tàu xe, đau đầu Migraines (*)
  • Mang thai là bé gái.

Cần phải làm gì khi nghén?

Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn: bổ sung Vitamin, thay đổi giờ ăn, thay đổi khẩu phần ăn.

  • Ăn bánh mì hoặc bánh quy khi thức dậy vào buổi sáng
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Ăn các loại thực phẩm như hạt, trái cây,…
  • Bổ sung protein từ các thực phẩm như: Sữa, kem, yogurt, các loại hạt,…
  • Gừng có thể chống nôn hiệu quả, có thể sử dụng các sản phẩm từ gừng như: kẹo gừng, trà gừng, gừng tươi,…
  • Uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước, uống nước ngày cả khi không cảm thấy khát. Cần tránh các loại thức ăn có mùi khó chịu, có thể làm cho thai phụ nghén nhiều hơn.

Có thuốc gì để điều trị nghén không?

Nếu tình trạng nghén không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn và lối sống, có thể sẽ cần phải sử dụng thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng trong thai kỳ, an toàn cho thai nhi như: Vitamin B6, Doxylamine

Các loại thuốc chống nôn sử dụng trong thai kỳ cần phải có chỉ định của bác sĩ. Dựa vào mức độ của nghén, các rối loạn kèm theo mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nôn nghén là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, từ thoáng qua đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu cần nên thăm khám để có một thai kì khỏe mạnh.

nghén khi mang thai giải tỏa những lo lắng cùng mẹ bầu

(*) Đau đầu Migraines là chứng đau đầu nguyên phát, xuất hiện thành đợt. Triệu chứng thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và có thể trầm trọng. Đau thường ở một bên, kiểu mạch đập, nặng hơn khi gắng sức, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hôi.

là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Đặc điểm của cơn đau nửa đầu là đau theo nhịp mạch. Cường độ cơn đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến đau dữ dội. Đôi khi xuất hiện đau nửa đầu bên phải hoặc có thể là đau nửa đầu bên trái, đau cả hai bên đầu hoặc luân chuyển bên này bên kia theo chu kỳ. Cơn đau nửa đầu Migraines có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc cũng có khi lên đến 2-3 ngày. Đối tượng bị bệnh thường gặp là phụ nữ từ 30 – 45 tuổi.

Tổng đài 1900 54 54 66 (phím 2) sẵn sàng hỗ trợ Quý gia đình những thông tin cần thiết

Tài liệu tham khảo:

https://www.acog.org/womens-health/faqs/morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn