Nếu được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung, mẹ đừng quá lo lắng. Việc lo lắng lúc này sẽ không tốt cho cả hai mẹ con.
Hãy cùng bác sĩ tìm nguyên nhân và phương hướng xử lý kịp thời. Đồng thời tuân thủ lịch khám thai chặt chẽ để cả mẹ và bé được chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn này.
1. Thai chậm tăng trưởng là gì?
Theo cập nhật mới nhất của hiệp hội Sản phụ khoa mỹ 2021 (ACOG): Thai chậm tăng trưởng là thai có bách phân vị cân nặng hoặc chu vi vòng bụng nhỏ hơn bách phân vị 10%.
Có nghĩa là khi bạn đi siêu âm cân nặng thai và vòng bụng của thai sẽ được xếp vào một phần trăm cân nặng trên bảng bách phân vị, nếu bảng này <10 % có nghĩa là con của bạn bị thai chậm tăng trưởng.
2. Nguyên nhân gây thai chậm tăng trưởng: có 3 nhóm nguyên nhân từ phía người mẹ, từ phía thai và từ bánh nhau dây rốn
a. Nguyên nhân từ phía mẹ:
- Mẹ bị đái tháo đường
- Mẹ tổng trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng
- Bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống
- Mẹ bị bệnh tim
- Tăng huyết áp
- Bệnh kháng phospholipid
- Mẹ dùng rượu, bia thuốc lá
- Mẹ mang thai nhiều lần
- Mẹ nhiễm Cytomegalovius, rubella, toxoplasmamosis hoặc giang mai
b. Nguyên nhân từ thai:
- Thai bị đột biến nhiễm sắc thể: có 3 nhiễm sắc thể ở các NST 13, 18 hoặc 21
- Thai có bệnh tim bẩm sinh
- Thai có bệnh liệt dạ dày bẩm sinh
c. Nguyên nhân từ dây rốn, bánh nhau:
- Tụ máu sau nhau thể nhẹ hoặc trung bình xuất hiện ngẫu nhiên
- Dị dạng bánh nhau
- Nhau bám màng, nhau bám mép
- Nhau tiền đạo
- Dây rốn 1 động mạch
- U mạch máu dây rốn
Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân gây thai chậm tăng trưởng, có những nguyên nhân do bẩm sinh cơ thể người mẹ, có những nguyên nhân từ thoái quen người mẹ, có nguyên nhân có thể thay đổi được, có nguyên nhân không thay đổi được. Chính vì sự phức tạp của nó nên phụ nữ có kế hoạch mang thai thì nên đi khám bác sĩ tiền sản để bác sĩ thăm khám và tư vấn. Vì mục tiêu là sinh ra một bé khỏe mạnh chứ không phải là mang thai.
3. Thai chậm tăng trưởng có nguy hiểm không?
- Thai chậm tăng trưởng có thể hiểu là thai bị suy dinh dưỡng. Khi thai suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.
- Khi sinh ra trẻ dễ mắc bệnh tật
- Tăng tỉ lệ trẻ tử vong sau khi được sinh ra (tử vong chu sinh)
- Trẻ chậm học tập, chậm tiếp thu
- Khi trưởng thành bé dễ béo phì, tiểu đường, bệnh tim
4. Thai chậm tăng trưởng có phòng tránh được không?
Như trình bày ở trên, nguyên nhân gây ra thai chậm tăng trưởng rất nhiều. Có nguyên nhân có thể phòng tránh, có nguyên nhân không thể phòng tránh, chính vì thế phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đi khám bác sĩ trước khi mang thai để tầm soát các nguyên nhân và được các bác sĩ tư vấn.
5. Khi bị thai chậm tăng trưởng thì khám thai có gì khác không?
Cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch hơn theo ý kiến bác sĩ.
6. Thai chậm tăng trưởng có sinh thường được hay không?
Thai chậm tăng trưởng vẫn có thể sinh thường nếu con bạn suy dinh dưỡng không quá nặng. Việc sinh thường hay sinh mổ sẽ được các y bác sĩ tư vấn cho bạn. Bạn nên hiểu là mục tiêu tối thượng là mẹ khỏe con khỏe là quan trọng nhất chứ không phải là sinh thường hay sinh mổ.
7. Thai chậm tăng trưởng thì sinh lúc bao nhiêu tuần?
Tùy vào mức độ suy dinh dưỡng của thai mà sẽ có tuổi thai chấm dứt thai kỳ. Ví dụ: Thai chậm tăng trưởng xếp ở giai đoạn I thì sẽ chấm dứt thai kỳ lúc 37 tuần, ưu tiên sinh thường ở độ I.
Tổng đài 1900 54 54 66 (ấn phím 2) sẵn sàng hỗ trợ gia đình các thông tin cần thiết.