QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO?

quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ

Quản lý và điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) là một việc làm hết sức cần thiết nhằm giảm nguy cơ biến xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

1. Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng không dung nạp đường được phát hiện bằng cách làm nghiệm pháp dung nạp đường bằng đường uống lúc thai từ 24 đến 28 tuần trên người có đường huyết trước đó bình thường.

Trong hầu hết các bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ, đường huyết sẽ giảm và trở về bình thường sau sinh. Tỉ lệ ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ mang thai chiếm 3-10% trong tất cả các thai kỳ và con số này ngày càng tăng trên toàn thế giới. Cũng như các biến chứng gây ra cho thai nhi và thai phụ.

2. Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường trong quá trình mang thai

Thai phụ bị ĐTĐ thường ít có biểu hiện rõ ràng bằng các dấu hiệu lâm sàng (khát nhiều, tiểu nhiều, tăng cân nhanh). Thay vào đó việc bác sĩ đánh giá bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ quan trọng hơn.

Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao, nếu:

  • Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30)
  • Từng bị ĐTĐ trong lần mang thai trước
  • Có đường trong nước tiểu
  • Gia đình có tiền sử tiểu đường
  • Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg)
  • Bị thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Từng sinh con dị tật
  • Người mẹ bị cao huyết áp /quá 35 tuổi

3. Nguy cơ cho thai nhi khi mẹ bị ĐTĐ

  • Dị tật bẩm sinh (birth defects)
  • Thai chết lưu (stillbirth = fetal death)
  • Tiếng Thái sang (macrosomia)
  • Tổn thương khi sinh (birth injury)
  • Hạ đường huyết (Hypoglycemia)
  • Suy hô hấp (respiratory distress)

4. Phương pháp quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ

Hầu hết các trường hợp đái tháo đường thai kỳ đểu bắt đầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc

a. Phương pháp không dùng thuốc:

  • Chế độ ăn tiết chế: thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng khác nhau (carbohydrate, chất béo, chất xơ và protein). Hạn chế các đồ ăn và thức uống có lượng đường cao. Chế độ ăn bao gồm 50-60% carbohydrate sẽ làm tăng cân quá mức và tăng đường huyết. Do đó cần giảm xuống 33-40% carbohydret còn lại 20% protein và 40% chất béo. Để có một chế độ ăn thật sự tối ưu cho kết cục chu sinh thì vẫn chưa được biết.
  • Chế độ luyện tập vận động: đây cũng là một phần trong kế hoạch điều trị đái tháo đường. Với chế độ tập nhịp điệu vừa phài 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày trên tuần hoặc 150 phút trong tuần. Ngoài ra, người bệnh có thể đi bộ 10 – 15 phút sau bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết.

b. Phương pháp dùng thuốc:

Nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cơn hạ đường huyết. Thai phụ sẽ được sử dụng Insulin theo hướng dẫn từ bác sĩ. Liều insulin được đề nghị là 0,7- 1 UI/kg/ngày, có thể sử dụng insulin tác dụng dài, trung bình hoặc ngắn. Chia nhiều lần sử dụng trong ngày:

  • Merformin là thuốc hạ đường huyết bằng đường uống. Khởi đầu là 500mg trên ngày sau đó tăng dần lên 2 lần ngày. Cần kiểm tra chức năng gan và thận trước khi sử dụng. Tác dụng phụ là đau bụng và tiêu chảy. Liều tối đa 2500 đến 3000 mg trên ngày chia 2 đến 3 lần trong ngày. Đối với đối tượng thai phụ không hỗ trợ điều trị bằng insulin thì merformin là lựa chọn phù hợp.
  • Glyburide là nhóm sulfonylurea do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra. Tuy nhiên, sử dụng glyburide làm tăng nguy cơ thai to và hạ đường huyết sau sinh so với insulin. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tiền sản giật, tăng bilirubin máu, thai chết lưu ở nhóm sử dụng gluburide. Liều glyburide từ 2,5 đến 20 mg trên ngày có thể lên đến 30 mg. Cục quản lý dược Hoa Kỳ chưa chấp nhận việc sử dụng thuốc hạ đường huyết dạng uống trong việc kiểm soát đường huyết ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
  • Kiểm tra đường huyết: Cho dù điều trị bằng phương pháp nào thì cần phải kiểm soát đường huyết trong mục tiêu. Tránh các biến chứng trên thai nhi, sự tăng cân của thai phụ và tình trạng đường huyết của họ.
    • Đường huyết khi đói: < 95 mg/dl
    • Sau ăn 1 giờ: < 140 mg/dl
    • Sau ăn 2 giờ: < 120 mg/dl

5. ĐTĐ thai kỳ được tầm soát và theo dõi như thế nào tại Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc

Khi đến thăm khám thai tại Phương Châu Sa Đéc, thai phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết định kỳ. Và tùy theo lượng đường đang ở mức độ nguy cơ nào mà các bác sĩ sẽ theo dõi và tầm soát thêm ở những lần khám thai sau đó. Đặc biệt, tại bệnh viện chúng tôi còn làm test 75 gram đường đối với thai kỳ có nguy cơ (ở tuổi thai 24 – 28 tuần). Khi thai phụ được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, bác sĩ sản sẽ kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết trực tiếp theo dõi để điều chỉnh đường huyết cho bệnh nhân và theo dõi thai phụ chặt chẽ cho đến lúc sinh.

Phương Châu Sa Đéc khuyến cáo, các thai phụ cần lưu ý lịch thăm khám thai và cũng như quản lý và điều trị đái tháo đường (nếu có) đầy đủ. Nhằm hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Liên hệ Tổng đài 1900 54 54 66 để được tư vấn về các thông tin về tầm soát ĐTĐ thai kỳ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bản tin thực hành ACOG số 201. (2018). Sản phụ khoa, 132 (6), e228 – e248. doi: 10.1097 / aog.0000000000002960
  2. Ý kiến ​​của ủy ban ACOG (2019), về mặt y tế chỉ định sinh non và sinh non sớm.
  3. Quản lý bệnh tiểu đường khi mang thai: Tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh nhân tiểu đường — 2020. Chăm sóc bệnh tiểu đường, 43 (Bổ sung 1), S183 – S192. doi: 10.2337 / dc20-s014
  4. Tiêu chuẩn Chăm sóc Y tế cho Bệnh Tiểu đường — Tóm tắt năm 2020 cho các Nhà cung cấp Dịch vụ Chăm sóc Chính. Bệnh tiểu đường lâm sàng, cd20as01. doi: 10.2337 / cd20-as01.

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn