Thủy đậu – Nguy cơ bùng dịch khi trẻ đến trường

thủy đậu - nguy cơ bùng dịch khi trẻ đến trường

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trẻ quay trở lại cấp sách đến trường học cũng là lúc môi trường sống, chế độ ăn uống của trẻ có nhiều thay đổi. Thêm vào đó, thời tiết mùa Đông – Xuân với nhiệt độ thay đổi thất thường và độ ẩm cao là điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp và tiêu hoá. Hiện nay, ngoài nỗi lo về tình hình dịch Covid-19 thì nhiều phụ huynh còn lo đến các bệnh truyền nhiễm lưu thông ở học đường khi trẻ đi học, trong đó có bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu là bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ lây lan, nhất là khi trẻ nhỏ đi học lại, trẻ học ngồi gần nhau, tiếp xúc nói chuyệ lại càng làm gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh.

Vậy các bạn đã biết gì về bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Đây là bệnh dễ lây truyền với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch.

Bệnh thủy đậu xảy ra nhiều ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Nhưng với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, bệnh thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.

Thống kê bệnh thủy đậu những năm gần đây:

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, so với năm 2016, năm 2017, số ca mắc bệnh thủy đậu tăng khoảng 46%, có khoảng 39.000 ca mắc bệnh khắp cả nước. Đến năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh. Trong đó chiếm 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi lứa tuổi học đường của trẻ.

Bệnh thủy đậu, đâu là biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất?

Biện pháp tốt nhất là khi bạn chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu, bằng cách chủng ngừa vắc-xin. Tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Khoảng 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, rất ít nốt đậu, không bị biến chứng.

Theo thống kê cục dự phòng CDC Hoa kỳ, trước khi có vaccine, ước tính mỗi năm có khoảng bốn triệu ca mắc thủy đậu. Kể từ khi vắcxin được cấp phép vào năm 1995, số lượng các trường hợp mắc thủy đậu đã giảm hơn 90%.

Những loại vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Vắc-xin Varivax (Mỹ): Varivax là vắc-xin vi rút thủy đậu (Varicella) sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

Vắc-xin Varilrix (Bỉ): Varilrix là vắc-xin đông khô sản xuất tà chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.

Nên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu nào: Varivax (mỹ) hay Varilrix (bỉ)

Sự khác nhau giữa vaccine Varivax và Varilrix:

su-khac-nhau-giua-Varivax-va-Varilrix

Cả 2 loại vaccine này đều được Tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo tiêm cho trẻ bởi tính an toàn và hiệu quả phòng bệnh cao. Do đó, các phụ huynh có thể yên tâm chọn lựa một trong các loại vaccine trên tiêm ngừa cho trẻ.

Lứa tuổi học sinh, nhất là trẻ mầm non, tiểu học có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh thủy đậu hoặc bệnh truyền nhiễm khác khi đi học lại.

Hãy chủng ngừa đầy đủ vaccine phòng thủy đậu và cũng như các bệnh truyền nhiễm khác để bảo vệ tốt sức khỏe, an tâm cho trẻ đến trường sau tết.

Tổng đài 1900 54 54 66 (phím 2) sẵn sàng hỗ trợ gia đình các thông tin cần thiết

BS. Đào Phan Hải Đăng, BS. Phụ trách tiêm ngừa, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc

Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn