UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Phần lớn bệnh nhân không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển khá chậm khiến người bệnh chủ quan và không điều trị từ sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu chủ động phòng ngừa, tầm soát và phát hiện sớm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 

Có một số dấu hiệu nhận biết bệnh như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục
  • Khó chịu khi đi tiểu, đi tiểu liên tục
  • Kinh nguyệt thất thường, kéo dài
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau chân

NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Chủ yếu do nhiễm virus HPV gây ra. Tuy nhiên, còn có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Quan hệ tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình)
  • Nhiễm trùng, nhiễm Herpes virus
  • Tác động của tinh dịch
  • Trạng thái suy giảm miễn dịch

AI CÓ KHẢ NĂNG MẮC BỆNH?

Hầu hết phụ nữ tiếp xúc với HPV trong quá trình sinh hoạt tình dục bình thường nếu họ đã có nhiều hơn một bạn tình.

Trước 21 tuổi không làm xét nghiệm Pap vì khả năng một người trẻ tuổi bị ung thư cổ tử cung là rất thấp.

Sau 65 tuổi, khả năng có một xét nghiệm Pap bất thường cũng thấp.

CÁC XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT BỆNH

Có 2 loại sàng lọc để phát hiện bệnh:

  • Xét nghiệm Pap (phết Pap) hay còn gọi là xét nghiệm Papanicolaou – phết tế bào cổ tử cung là phương pháp để tầm soát phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm này tìm kiếm các tế bào bất thường có thể phát triển thành tế bào ung thư theo thời gian. Việc sàng lọc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân.
  • Xét nghiệm HPV (Human Papillomavirus – một loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung): tìm kiếm các chủng HPV có nhiều khả năng gây ung thư nhất

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN TẦM SOÁT BỆNH? 

Theo hướng dẫn của ACOG (Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ), các đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap 03 năm/lần. Xét nghiệm HPV một mình có thể được xem xét cho phụ nữ từ 25 đến 29, nhưng xét nghiệm Pap được ưu tiên hơn.

  • Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi có ba lựa chọn để kiểm tra:

         + Làm cả xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV 05 năm/lần. 

         + Làm xét nghiệm PAP 03 năm/lần. 

         + Làm xét nghiệm HPV 05 năm/lần.

  • Sau 65 tuổi, có thể ngừng tầm soát nếu:

         + Chưa từng có tế bào cổ tử cung bất thường hoặc ung thư cổ tử cung

         + Đã có 02 hoặc 03 lần xét nghiệm sàng lọc âm tính liên tiếp (tùy thuộc vào loại xét nghiệm)

  • Các trường hợp ngoại lệ:

         + Có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn nếu:

         + Có tiền sử ung thư cổ tử cung

         + Có HIV dương tính

         + Có một hệ thống miễn dịch suy yếu,

         + Đã tiếp xúc trước khi sinh với Diethylstilbestrol (DES – một loại hormone được cung cấp cho phụ nữ mang thai từ năm 1940 đến năm 1971)

         + Nếu đã cắt bỏ tử cung, vẫn có thể cần kiểm tra. 

         + Nếu đã chủng ngừa HPV, bạn vẫn nên tuân thủ các hướng dẫn. 

         + Vaccine không bảo vệ bạn chống lại mọi loại HPV.

TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Việc thăm khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết tất cả các thay đổi cổ tử cung có thể được tìm thấy bằng cách sàng lọc thường xuyên và điều trị trước khi chúng trở thành ung thư.

Việc sàng lọc để phát hiện sớm những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân, Từ đó, cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Thực hiện tầm soát những tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn sự phát triển có thể có của ung thư.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc đã cho ra đời Gói tầm soát sức khỏe. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại link: Gói tầm soát ung thư phụ khoa

Để biết thêm thông tin về Gói tầm soát, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Tổng Đài Tư vấn & CSKH 1900 54 54 66 (ấn phím 2)
  • Tương tác qua Fanpage Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc (facebook.com/bvphuongchausadec)
  • Hoặc đến Quầy CSKH Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc để được tư vấn trực tiếp

—————————————

Nguồn tham khảo: ACOG.ORG

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn