VIÊM GAN VIRUS C MẠN: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

viêm gan virus c mạn nguyên nhân và cách điều trị

Việt Nam là nước có gánh nặng về bệnh gan đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Ước tính năm 2017, nước ta có 991.153 người bị nhiễm viêm gan virus C mạn. Trong đó có 6.638 người tử vong do bệnh gan liên quan đến viêm gan virus C (HCV). Tuy nhiên, HCV mạn lại không có một triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vậy HCV mạn là gì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh và điều trị kịp thời? Hãy cùng Phương Châu Sóc Trăng tìm hiểu về bệnh lý này nhé! 

Viêm gan virus C mạn là gì?

Bệnh viêm gan virus C là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (Hepatis C Virus: HCV) gây ra, thuộc họ Flaviviridae. Nếu HCV tồn tại trong gan và máu trên 6 tháng sau khi xâm nhập vào cơ thể, bạn đã mắc viêm gan C mạn tính.

HCV chủ yếu lây qua đường máu, ngoài ra còn lây qua đường tình dục, mẹ truyền sang con. Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan virus C.

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan C mạn là gì?

  • Bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
  • Có những biểu hiện lâm sàng:
    • Mệt mỏi
    • Chán ăn
    • Đầy bụng
    • Đau nhẹ hạ sườn phải
    • Rối loạn tiêu hóa
    • Đau cơ

Làm thế nào để biết bản thân có bị nhiễm HCV?

Vì không có một biểu hiện cụ thể, người bị nhiễm HCV chỉ được phát hiện khi người bệnh đi tầm soát sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu trong tầm soát xơ gan – ung thư gan là phương pháp đánh giá hiệu quả tình trạng nhiễm virus ở gan.

Bệnh nhân sẽ được điều trị HCV mạn như thế nào?

Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm trước khi điều trị. Qua đó đánh giá tình trạng xơ gan, phòng ngừa các biến chứng và lây nhiễm HCV trong cộng đồng.

Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc. Tùy vào chẩn đoán, kiểu gen và từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị:

  • Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
  • Chế độ ăn uống phù hợp
  • Các biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị

Cách phòng tránh HCV mạn hiệu quả?

Đối với người bệnh viêm gan C

  • Để riêng biệt các dụng cụ cá nhân có khả năng gây trầy xước, chảy máu. Tránh dính sang vật dụng cá nhân của người khác hoặc tránh bị dùng nhầm.
  • Không quan hệ tình dục khi đang trong kì kinh nguyệt. Nếu trường hợp phụ nữ mắc viêm gan C bị kinh nguyệt thì cần vệ sinh thật sạch sẽ nhà tắm bằng các chất tẩy rửa sàn nhà để khử trùng sàn nhà sau khi tắm xong để ngừa viêm gan C lây truyền sang cho người khác.
  • Luôn dự trữ găng tay cao su y tế ở bên mình đề phòng khi bị thương hoặc khi cần người chăm sóc sức khỏe.
  • Nếu có vết thương hở thì cần cần băng lại cẩn thận bằng gạc sạch để không làm dính máu ra các vật dụng khác hoặc khi tiếp xúc với người khác.
  • Các bà mẹ nếu có ý định mang thai cần điều trị triệt để bệnh trước khi có em bé nhằm phòng tránh lây sang con.

Đối với người chưa nhiễm bệnh

  • Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ y tế như kim tiêm, truyền, dụng cụ xỏ khuyên, xăm hình hoặc các dụng cụ cá nhân dễ gây trầy xước như bấm móng, bàn chải đánh răng, dao cạo…để hạn chế tối đa con đường lây truyền viêm gan C.
  • Không quan hệ tình dục mà không có phương pháp bảo vệ với người không rõ về tình trạng sức khỏe. Không quan hệ với nhiều bạn tình, sống chung thủy một vợ một chồng.
  • Không xăm hình, xỏ khuyên ở những nơi không đảm bảo sạch sẽ, không biết các dụng cụ đã được tiệt trùng hay chưa.

Hiện nay, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc đang triển khai các gói tầm soát sức khỏe kiểm tra chức năng và phát hiện ra các bệnh nguy hiểm. Chủ động trong việc tầm soát sức khỏe định kỳ là hoạt động vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe kịp thời.

Mọi thắc mắc về các gói tầm soát sức khỏe tại Phương Châu Sa Đéc, khách hàng vui lòng liên hệ: 1900 54 54 66 (ấn phím 2) hoặc inbox trực tiếp qua fanpage nhé!

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn