KẾ HOẠCH CHĂM SÓC THAI KỲ TOÀN DIỆN, KHOA HỌC VÀ KHỎE MẠNH

Những người mẹ tương lai, chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc chuẩn bị sinh con đã chuẩn bị kế hoạch chăm sóc thai kỳ như thế nào? Điều này rất quan trọng và cần thiết? Vì sao CHĂM SÓC THEO DÕI SỨC KHỎE THAI KỲ CŨNG CẦN CÓ KẾ HOẠCH?

ke-hoach-cham-soc-thai-ky-khoe-manh-toan-dien

Thai kỳ an toàn, khỏe mạnh luôn cần một kế hoạch khoa học, cẩn trọng và toàn diện giữa các gia đình bầu và bác sĩ Sản khoa ngay từ những ngày đầu có thai. Kế hoạch này được lập nên từ cái nhìn tổng quát tất cả 3 giai đoạn thai kỳ và dự phòng các bất thường/bệnh lý có thể gặp ở mẹ và thai nhi. Từ phương diện chuyên khoa Sản của bác sĩ và quy trình của Phương Châu, dựa theo khuyến cáo chung của sản khoa thế giới, tuân thủ được kế hoạch theo dõi chặt chẽ này giúp hạn chế những phát sinh, mang lại sự an tâm hơn cho các gia đình bầu trong suốt thai kỳ.

LƯU Ý, những hạng mục thực hiện theo kế hoạch này cần được thực hiện với sự theo dõi sát sao, cho chỉ định và tư vấn kết quả từ bác sĩ chuyên khoa, các gia đình nhé!

Cùng Phương Châu lên một kế hoạch chăm sóc thai kỳ an toàn, chu đáo, các gia đình bầu nhé:

cham-soc

1. Giai đoạn thai 7 – 8 tuần

– Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp giảm bớt tình trạng thai nghén

– Đánh giá tình trạng thai qua siêu âm

– Xét nghiệm công thức máu đánh giá tình trạng thiếu máu và định nhóm máu của thai phụ

– Tầm soát các bệnh lý truyền nhiễm gây dị tật thai: Giang mai, Herpes simplex virus (HSV), Lậu…

– Tầm soát các bệnh lý: tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp) và đái tháo đường thai kỳ

giai-doan-thai-ky

2. Giai đoạn thai 11 – 13 tuần 6 ngày

– Khám lâm sàng đánh giá tình trạng sức khỏe thai và tư vấn dinh dưỡng hợp lý sau giai đoạn thai nghén, bổ sung sắt, canxi và vitamin tổng hợp

– Siêu âm đo độ mờ da gáy và khảo sát hình thái 3 tháng đầu

– Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể (NST) ở thai nhi: 13, 18, 21 (hội chứng Down) và nhiễm sắc thể giới tính bằng xét nghiệm NIPT hoặc Double test

– Tầm soát bệnh lý viêm nhiễm làm tăng nguy cơ sinh non: viêm âm đạo, nhiễm khuẩn niệu… bằng xét nghiệm cấy nước tiểu

– Đánh giá nguy cơ Tiền sản giật bằng siêu âm, khai thác tiền sử bệnh, xét nghiệm máu

3. Giai đoạn thai 15 – 17 tuần

– Thăm khám lâm sàng đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và thai

– Siêu âm đánh giá tình trạng phát triển của thai, có thể đo chiều dài kênh cổ tử cung (CTC) ở các thai phụ có tiền sử sinh non

– Tổng phân tích nước tiểu, đánh giá tình trạng viêm nhiễm ở mẹ

4. Giai đoạn thai 20 – 24 tuần

– Khám lâm sàng ghi nhận các vấn đề bất thường trong thai kỳ (nếu có)

– Siêu âm 4D khảo sát hình thái thai nhi, đo chiều dài kênh CTC nhằm phát hiện tình trạng CTC ngắn làm tăng nguy cơ sinh non.

– Tổng phân tích nước tiểu phát hiện tình trạng nhiễm trùng, đường đạm trong nước tiểu…

– Tiêm ngừa uốn ván lần 1

– Khám răng miệng đánh giá tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ sinh non

5. Giai đoạn thai 24 – 28 tuần

– Khám lâm sàng ghi nhận các vấn đề bất thường trong thai kỳ (nếu có)

– Siêu âm 4D khảo sát hình thái thai nhi, đo chiều dài kênh CTC nhằm phát hiện tình trạng CTC ngắn làm tăng nguy cơ sinh non.

– Tổng phân tích nước tiểu phát hiện tình trạng nhiễm trùng, đường đạm trong nước tiểu

– Tiêm ngừa uốn ván lần 2

– Tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp đường

– Tái đánh giá nguy cơ tiền sản giật trên đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

– Đánh giá lại tình trạng viêm gan siêu vi B trên thai phụ mắc bệnh nhằm sự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

6. Giai đoạn thai 28 – 32 tuần

– Thăm khám lâm sàng và siêu âm đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và thai

– Đo CTG đánh giá con gò tử cung và nhịp tim thai nhằm phát hiện tình trạng dọa sinh non và đánh giá sức khỏe thai

– Siêu âm tim, đo điện tim và khám nội khoa nhằm chuẩn bị cuộc sinh an toàn

– Tái đánh giá tình trạng tiền sản giật trên đối tượng nguy cơ cao

7. Giai đoạn thai 32 – 36 tuần

– Thăm khám lâm sàng và siêu âm đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và thai

– Đo CTG đánh giá con gò tử cung và nhịp tim thai nhằm phát hiện tình trạng dọa sinh non và đánh giá sức khỏe thai

– Tầm soát viêm nhiễm âm đạo và liên cầu khuẩn nhóm B (36-37 tuần)

giai-doan-37-40-tuan

8. Giai đoạn thai 37 – 40 tuần

– Tổng phân tích nước tiểu phát hiện tình trạng nhiễm trùng, đường đạm trong nước tiểu

– Thăm khám lâm sàng, siêu âm và đo CTG đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và thai

– Tham khám âm đạo đánh giá dấu hiệu chuyển dạ sinh khi thai phụ có triệu chứng

Tóm lại, việc đánh giá lâm sàng và các kết quả xét nghiệm rất quan trọng để tiên lượng cuộc sanh tốt nhất nhằm đảm bảo tối đa việc thực hành an toàn sản khoa.

Để được cung cấp thông tin dịch vụ, vui lòng liên hệ:

Contact Me on Zalo
Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn